Saliba,ườiđứngsauviệcépAppleđổisangcổlest go sinh năm 1988, là một trong những quan chức trẻ nhất của Nghị viện châu Âu. Ngay khi vào ghế nghị viện, ông đã đưa ra đề xuất giảm rác thải điện tử trong Liên minh châu Âu (EU), trong đó thúc đẩy thống nhất một chuẩn sạc chung cho thiết bị điện tử.
Ngày 7/6/2022, đứng trước Nghị viện châu Âu, Saliba lấy ra một mớ cáp sạc rối rắm trong hộp. "Hôm nay, chúng ta sẽ thay thế các loại cổng sạc này bằng cái này", ông nói, đồng thời chỉ tay vào sợi cáp USB-C. Đó là ngày Liên minh châu Âu thông qua quy định yêu cầu thiết bị điện tử bán ở thị trường này phải dùng USB-C từ 2024.
Khi đó, hầu hết nhà sản xuất smartphone trên thế giới đã chuyển sang cổng C, trừ Apple. "Nếu Apple muốn tiếp tục tiếp thị và bán sản phẩm, họ phải tuân thủ quy tắc của chúng tôi", Saliba nói trước cơ quan lập pháp EU. Trong bài đăng Facebook sau đó, ông nhấn mạnh "sẽ không để Apple làm những gì họ muốn".
Trong hơn hai năm, Apple liên tục lên tiếng phản đối. Dù đã trang bị USB-C trên hầu hết sản phẩm của mình như MacBook, iPad, Apple vẫn cho rằng quy định cản trở sự đổi mới và gây bất tiện cho hơn một tỷ người đang sử dụng iPhone.
Nhưng cuối cùng, công ty phải xuống nước. "Rõ ràng, chúng tôi phải tuân thủ", Greg Joswiak, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị toàn cầu của Apple, nói với WSJ năm ngoái. "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác".
Việc châu Âu gây sức ép với Apple là ví dụ mới nhất về "hiệu ứng Brussels" - cụm từ do Anu Bradford, giáo sư Trường Luật Columbia, đặt ra để mô tả các quy định của EU ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu thế nào. Người châu Âu tin họ làm điều đó tốt hơn bất kỳ ai, thậm chí gây sức ép lên Thung lũng Silicon - nơi cách họ một đại dương xa xôi. Một phần tư doanh thu của Apple là từ châu Âu, khiến tiếng nói của cơ quan quản lý EU có nhiều tác động đến các quyết định của công ty.
Saliba cho biết sứ mệnh của mình là "tạo ra sự khác biệt thiết thực" trong cuộc sống của người dân Malta - hòn đảo nhỏ ở biển Địa Trung Hải với tổng dân số 520.000 người. Tuy nhiên, khi ở Nghị viện châu Âu, ông muốn luật sẽ giúp ích cho người dân trên khắp châu Âu và "hy vọng là cả phần còn lại của thế giới".
Trước khi làm chính trị gia, Saliba là nhà báo và luật sư. Thực tế, ông yêu thích sản phẩm Apple, đang sử dụng MacBook, iPad và Apple Watch, nhưng không dùng iPhone vì liên quan đến cổng USB-C. Ông nói mình hiếm khi xem các lễ ra mắt sản phẩm mới của Apple, nhưng sự kiện ngày 12/9 thì có.
Trước khi Saliba có một ghế trong Nghị viện châu Âu, EU đã theo đuổi quy định về một chuẩn sạc chung từ khoảng 20 năm qua. Thành công lớn nhất của họ là ký thỏa thuận với Apple và các công ty điện tử vào năm 2009, trong đó tìm ra giải pháp sạc thống nhất. Nhờ đó, từ 2009 đến 2019, số chuẩn cổng sạc giảm từ 30 xuống còn ba, gồm microUSB, USB-C và Lightning.
Quá trình "từ ba xuống một" khó khăn hơn nhiều. Năm 2018, cơ quan quản lý châu Âu cho biết các công ty như Apple đã không tự điều chỉnh theo hướng này và đe dọa sẽ có hành động.
Năm 2020, Saliba và các thành viên khác của Nghị viện EU yêu cầu ban hành luật. Sự quyết liệt giúp ông được bổ nhiệm vị trí báo cáo viên, chuyên phụ trách đàm phán và hướng giải quyết để luật được thông qua. Ông thậm chí tới Thung lũng Silicon để tìm hiểu các vấn đề.
"Tôi không muốn gây chiến với Apple", Saliba nói. "Nhưng tôi tin các công ty lớn chưa bao giờ buộc chúng tôi phải mua phụ kiện sạc độc quyền, nhất là khi có các giải pháp khác linh hoạt hơn trên thị trường".
Sau khi luật được phê duyệt, Saliba đã uống bia ăn mừng. Đứng cạnh Thierry Breton, Ủy viên châu Âu về thị trường nội địa, ông gửi thông điệp tới Thung lũng Silicon: "Chúng tôi đang làm việc cho người dân của mình, không phải vì lợi ích của riêng ai".
Ngày 12/9, Apple công bố thế hệ iPhone 15 với cổng USB-C, chấm dứt sự tồn tại của Lightning - cổng kết nối ra đời ngày 12/9/2012 trên iPhone 5.
Bảo Lâm(theo WSJ)